Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2021

Sang năm con lên bảy - Lớp 5 - Tuần 33 - Trang 149 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Sang năm con lên bảy (Trích) Sang năm con lên bảy Cha đưa con tới trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con. Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. VŨ ĐÌNH MINH #SangNămConLênBảy ​ #Lớp5 ​ #CùngTiến Tuần 32: Những chủ nhân tương lai Út Vịnh Những cánh buồm Tuần 33: Những chủ nhân tương lai Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trong lời mẹ hát Công ước về quyền trẻ em Sang năm con lên bảy Tuần 34: Những chủ nhân tương lai Lớp học trên đường Nếu trái đất thiếu trẻ con

Công ước về quyền trẻ em - Lớp 5 - Tuần 33 - Trang 147 - SGK Tiếng Việt ...

Công ước về quyền trẻ em Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Việc soạn thảo Công ước được tiến hành từ năm 1979. Nhóm công tác của Liên hợp quốc đặc trách việc soạn thảo gồm đại diện của 43 nước thành viên Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc và một số cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc như Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế cùng khoảng 50 tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển,... Sau 10 năm soạn thảo, sửa đổi, ngày 20-11-1989, Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Từ ngày 2-9-1990, Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế. Đến tháng 12-1996, đã có 187 quốc gia tham gia Công ước. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.

Trong lời mẹ hát - Lớp 5 - Tuần 33 - Trang 146 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Trong lời mẹ hát Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp "Con gà cục tác lá chanh". Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. TRƯƠNG NAM HƯƠNG #TrongLờiMẹHát ​ #Lớp5 ​ #CùngTiến Tuần 32: Những chủ nhân tương lai Út Vịnh Những cánh buồm Tuần 33: Những chủ nhân tương lai Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trong lời mẹ hát Công ước về quyền trẻ em Sang năm con lên bảy Tuần 34: Những chủ nhân tương lai Lớp học trên đường Nếu trái đất thiếu trẻ con

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Lớp 5 - Tuần 33 - Trang 145 -...

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trích) Điều 15 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Điều 16 1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Điều 17 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Điều 21 Trẻ em có bổn phận sau đây : 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; đoàn kết với bạn bè ; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường. 3. Yêu lao động,

Những cánh buồm - Lớp 5 - Tuần 32 - Trang 140 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Những cánh buồm (Trích) Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch. Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi : "Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó ?" Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ : "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa có nhà, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến." Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai, Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ : "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi..." Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm ? Cha gặp lại mình trong những ước mơ con. Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận HOÀNG TRUNG THÔNG #NhữngCánhBuồm ​ #Lớp5 ​ #CùngTiến Tuần 31: Nam và nữ Công việc đầu tiên Bầm ơi Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuần 3

Út Vịnh - Lớp 5 - Tuần 32 - Trang 135 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Út Vịnh Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn : - Hoa, Lan, tàu hoả đến ! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Lớp 5 - Tuần 31 - Trang 132 - SGK Ti...

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Một ngày mới bắt đầu. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chậm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại. Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn. Th

Bầm ơi - Lớp 5 - Tuần 31 - Trang 130 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Bầm ơi (Trích) Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu ! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe ! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. TỐ HỮU - Đon : bó (dùng trong các trường hợp : đon mạ, đon lúa, đon củi). - Khe : đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc. #BầmƠi ​ #Lớp5 ​ #CùngTiến Tuần 30: Nam và nữ Con gái Thuần phục sư tử Tà áo dài Việt Nam Tuần 31: Nam và nữ Công việc đầu tiên Bầm ơi Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuần 32: Những chủ nhân tương lai Út Vịnh Những cánh buồm

Tranh làng Hồ - Lớp 5 - Tuần 27 - Trang 88 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Tranh làng Hồ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. Kī thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế : những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước : chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu s

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Lớp 5 - Tuần 26 - Trang 84 - SGK Tiếng Việ...

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoắn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong s

Nghĩa thầy trò - Lớp 5 - Tuần 26 - Trang 79 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói : - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to : - Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Th

Cửa sông - Lớp 5 - Tuần 25 - Trang 72 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Cửa sông (Trích) Là cửa nhưng không then khoá Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hoà trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu. Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp loá đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng... nhớ một vùng núi non... QUANG HUY - Cửa sông : nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác. - Bãi bồi : khoảng đất bồi ven sông, ven biển. - Nước ngọt : nước không bị nhiễm mặn. - Sóng bạc đầu : sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xoá. - Nước lợ : nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng cửa sông giáp biển

Dân chơi đồ cổ - Lớp 5 - Tuần 25 - Trang 70 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Dân chơi đồ cổ Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi. Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo : - Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm. Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy. Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói : Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ? Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên : - Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng ! Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU - Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) : tên thật là Khổng Khâu, nhà tư tưởng lớn của Trung Hoa cổ đại. - Chu Văn Vương vua nước Chu, sống vào khoảng đầu thế kỉ XI trước Công nguyê

Phong cảnh đền Hùng - Lớp 5 - Tuần 25 - Trang 68 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao, Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua

Hộp thư mật - Lớp 5 - Tuần 24 - Trang 62 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Hộp thư mật Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nó kia rồi ! Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân. Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ. Công việ

Luật tục xưa của người Ê-đê - Lớp 5 - Tuần 24 - Trang 56 - SGK Tiếng Việ...

Luật tục xưa của người Ê-đê (Trích) Về cách xử phạt Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng ; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy. Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết. Về tang chứng và nhân chứng Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà ; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc. Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn. Về các tội - Tội không hỏi mẹ cha Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ ; bán cái này, mua cái nọ m