Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 16, 17, 18 - Tập làm văn
Bài 1: Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi:
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
Trả lời:
a)
Mây
- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió
- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.
- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b)
Tiếng mưa
- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách
- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.
Hạt mưa
- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
c)
Trong mưa
- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.
Sau cơn mưa
- Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ Phía đông một mảng trời trong vắt.
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d)
- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.
- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.
- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
Bài 2: Từ những điều em đã quan sát được, hãy viết dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa:
Trả lời:
Mở bài : Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.
Thân bài : (Tả các bộ phận của cảnh vật)
- Nền trời.
- Mây.
- Gió.
- Sấm, chớp.
- Từng hạt mưa (hình dạng)
- Không khí biến chuyển ra sao ?
- Cây cối.
- Các hoạt động của người, vật.
- Dòng nước mưa chảy.
* Nếu tả mưa lâu :
+ Sau cơn mưa quang cảnh ra sao ?
+ Hoạt động của người, vật?
+ Nền trời
Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ.
Tuần 3
Chính tả Tuần 3 trang 13-14 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân Tuần 3 trang 14-15-16 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Tuần 3 trang 16-17-18 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa Tuần 3 trang 18-19 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Tuần 3 trang 19-20-21 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
Nhận xét
Đăng nhận xét
Xin chào, mời các bạn bình luận