Chuyển đến nội dung chính

Đọc truyện - Chào các chú cảnh sát


Chào các chú cảnh sát
Cảnh sát luôn có nhiều việc cần làm!
Đây là hai chú cảnh sát đang tiến hành kiểm tra giao thông.
Những tài xế lái ô tô phải dừng xe lại và trình các loại giấy tờ. Cảnh sát sẽ kiểm tra xem tất cả các đèn xe có hoạt động tốt không. Đương nhiên, họ cũng kiểm tra xem các em bé và người lớn có thắt dây an toàn đầy đủ không.
Việc kiểm tra này chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ của cảnh sát. Cảnh sát còn phải truy bắt trộm cướp và tội phạm, phân xử các vụ xích mích, điều tra các vụ tai nạn...
Một ca trực của cảnh sát sẽ thế nào?
Một chị phụ nữ bị đánh cắp túi xách. Viên cảnh sát trực ban nghe kỹ những điều chị kể và còn đưa ra vài câu hỏi. Rồi từ những lời khai đó, anh ghi lại các chỉ dẫn cho các đồng nghiệp.
Một anh cảnh sát khác ngồi trước một cái bàn lớn với nhiều máy điện thoại và màn hình. Các cuộc gọi khẩn cấp báo tin đều hướng về đây. Vừa có ai đó báo về một vụ tai nạn - có hai chiếc xe ô tô đâm nhau tại một nút giao trong phố.
Cảnh sát xử lý vụ tai nạn thế nào?
Khi xảy ra tai nạn, cảnh sát phải tiến hành bảo vệ hiện trường vụ việc và không để xe cộ nào bị vướng vào vụ tai nạn thêm nữa. Các chú cảnh sát sẽ khẩn trương đến hiện trường, bật đèn chớp quay khẩn cấp và hụ còi báo nữa.
Các tài xế sẽ nghe thấy và nhìn thấy tín hiệu khẩn cấp đó từ xa. Họ đều lẹ làng nhường đường để xe cảnh sát phóng qua.
Khi bật báo hiệu đèn và còi như vậy, cảnh sát được phép phóng xe qua các ngã tư, được phép vượt cả đèn đỏ.

Xử lý thế nào tại nơi xảy ra tai nạn?
May mắn thay, không một ai bị thương cả!
Đầu tiên, cảnh sát sẽ hỏi han kỹ các tài xế ô tô.

Thước đo bánh xe, máy ảnh, phấn trắng, thước cuốn và bảng kẹp sơ đồ vụ tai nạn

Sau đó, cảnh sát đo đạc vết phanh xe, chụp ảnh các ô tô gây tai nạn và còn hỏi han những người dân chứng kiến sự việc. Tất cả các thông tin đó được điền vào các tờ khai.

Nếu xe cộ hư hại nặng nề thì cảnh sát sẽ gọi xe cứu hộ đến để chở xe bị nạn về xưởng sửa chữa.

Trang phục của cảnh sát như thế nào?
Khi làm việc, cảnh sát phải mặc đồng phục. Ở một số nơi, đồng phục cảnh sát có màu xanh lá cả áo và quần. Ở nhiều nơi khác tại châu Âu, cảnh sát mặc đồ màu xanh nước biển. Trang phục cảnh sát nước bạn màu gì?
Khi đi tuần, cảnh sát cần đội mũ nghiêm chỉnh, rồi đeo vào chỗ thắt lưng nào đèn pin, nào còng tay cất trong bao cứng, có khi là cả súng lục nữa.

Bao đựng còng tay - Còng tay - Đèn pin - Máy bộ đàm

Cảnh sát cần súng lục làm gì?
Khi đi làm một số nhiệm vụ, cảnh sát được đem theo súng lục, nhằm bảo vệ chính mình và những người khác khi gặp sự cố bất thường. Vũ khí công vụ đó được cất trong ngăn tủ, mỗi cảnh sát có một ngăn tủ riêng mà chỉ anh ấy có chìa khoá.

Các cảnh sát tập bắn đều đặn để nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu. Bởi súng lục nổ khá to, nên họ phải đeo cái chụp tai khá chắc.

Cảnh sát hình sự làm nhiệm vụ gì?
Khi có kẻ gây ra một vụ phá hoại, hoặc đột nhập vào nhà người khác thì cảnh sát hình sự sẽ nhanh chóng có mặt để giải quyết vụ việc.
Trước tiên, cảnh sát sẽ phong toả hiện trường vụ việc bằng dây ni lông hai màu chẳng hạn. Tiếp đó, họ hỏi han bà con xóm giềng thật kỹ. Họ thu thập và bảo quản các vật chứng, dấu tích như dấu chân, dấu vân tay, các sợi tóc... Khi đó, họ phải mặc đồ bảo hộ màu trắng để không lưu lại dấu vết nào ảnh hưởng đến việc điều tra.

Dấu vân tay là gì?
Các đường vân trên đầu ngón tay của mỗi người một khác. Khi ta cầm cái cốc, ta để lại trên thành cốc các đường vân, đó chính là dấu vân tay của ta.
Với cảnh sát thì dấu vân tay là một bằng chứng cần thu thập.
Vì dấu vân tay khó mà nhận ra được bằng mắt thường, nên cảnh sát sẽ nhúng bút lông vào một loại bột đặc biệt rồi phết nhẹ lên bề mặt được cho là có dấu vân tay. Chất bột bám vào dấu vân tay và khiến nó hiện rõ ra.

Buồng tạm giam để làm gì?
Khi bắt được người tình nghi phạm tội, cảnh sát sẽ tạm giữ họ trong buồng tạm giam nhỏ ngay trong ca trực của mình.

Cửa buồng tạm giam làm bằng các thanh thép đủ dày và chắc để không ai có thể trốn thoát. Trước khi nhốt ai vào đó, cảnh sát phải khám xét xem người đó có giấu thứ gì nguy hiểm trong người không. Cảnh sát cần gom những thứ đó lại và cất riêng ở một nơi khác.

Cảnh sát dùng những loại xe gì?
Phần lớn cảnh sát di chuyển trên xe tuần tra có đèn hiệu và nháy liên lạc vô tuyến điện.

Khi đi tuần tra giao thông, cảnh sát dùng xe lớn hơn. Trong xe có kê bàn và các ghế băng.

Vì xe mô tô nhỏ gọn hơn ô tô nhiều nên cảnh sát sẽ dùng xe mô tô để lách qua một dòng dài xe cộ ùn tắc chẳng hạn.

Cảnh sát còn dùng các phương tiện cơ giới nào nữa?
Nếu cần đi tìm kiếm hay truy lùng ai đó, hoặc cần giám sát một vùng lớn từ trên không, cảnh sát có thể huy động máy bay trực thăng.

Thỉnh thoảng, có cảnh sát còn đi xe đạp để tuần tra. Họ sẽ đảo quanh các khu dân cư, công viên... để kiểm tra xem mọi sự có ổn cả không.
Cảnh sát biển thì cần các ca-nô siêu tốc. Họ sẽ mau chóng áp sát các tàu thuyền, kiểm tra hàng hoá chuyên chở trên đó.

Cảnh khuyển (chó nghiệp vụ) sẽ làm gì?
Chó có khứu giác tinh nhạy hơn con người rất nhiều. Vì thế mà cảnh sát dùng chúng để đánh hơi và truy tìm đối tượng.
Cả khi kẻ tội phạm lẩn trốn rất kỹ ở đâu đó, chó nghiệp vụ cũng có thể đánh hơi ra.

Trong trường dạy chó, các con chó nghiệp vụ được học tất cả các mệnh lệnh cần thiết. Chó nghiệp vụ phải tuyệt đối nghe theo cảnh sát điều khiển chó. Và khi gặp nguy hiểm, chó nghiệp vụ sẽ bảo vệ người điều khiển nó.

Báo tin cho cảnh sát thế nào?
Khi có sự vụ gì đó, bạn có thể gọi cho cảnh sát từ bất kỳ máy điện thoại nào. Rất đơn giản, hãy bấm số 113. Cảnh sát sẽ mau chóng tới ứng cứu.
Nhưng hãy cẩn trọng, chỉ gọi khi thật sự khẩn cấp nhé!

Số 113 là số điện thoại thiết yếu mỗi bạn nhỏ đều cần ghi nhớ. Vì sao nhỉ? Đó là số của các chú cảnh sát luôn bảo vệ bạn ở khắp mọi nơi. Cảnh sát là những ai? Họ được trang bị như thế nào? Họ làm những việc gì? Khi nào mình cần gọi cảnh sát? Cùng tìm hiểu về nghề cảnh sát vất vả nhưng rất đáng tự hào này để chúng ta gìn giữ cuộc sống bình yên quanh mình nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hoàng hôn trên sông Hương - Lớp 5 - Tuần 1 - Trang 11

Hoàng hôn trên sông Hương Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu t

Tình quê hương Lớp 5 - Ôn tập giữa kỳ 2 - Tuần 28 - SGK Tiếng Việt 5 Tập 2

Tình quê hương Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. Theo NGUYỄN KHẢI - Con da: loài cua nhỏ, chân có lông. - Chợ phiên: chợ họp vào những ngày nhất định trong tháng. - Bánh rợm : bánh bột nếp nhâ

Sắc màu em yêu - Lớp 5 - Tuần 2 - Trang 20

Sắc màu em yêu Em yêu màu đỏ : Như máu con tim, Lá cờ Tổ quốc, Khăn quàng đội viên. Em yêu màu xanh : Đồng bằng, rừng núi, Biển đầy cá tôm, Bầu trời cao vợi. Em yêu màu vàng : Lúa đồng chín rộ, Hoa cúc mùa thu, Nắng trời rực rỡ. Em yêu màu trắng : Trang giấy tuổi thơ, Đoá hoa hồng bạch, Mái tóc của bà. Em yêu màu đen : Hòn than óng ánh, Đôi mắt bé ngoan, Màn đêm yên tĩnh. Em yêu màu tím : Hoa cà, hoa sim, Chiếc khăn của chị, Nét mực chữ em. Em yêu màu nâu : Áo mẹ sờn bạc, Đất đai cần cù, Gỗ rừng bát ngát. Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan. Em yêu tất cả Sắc màu Việt Nam. PHẠM ĐÌNH ÂN #SắcMàuEmYêu #Lớp5   #CùngTiến Tập đọc Sắc màu em yêu , an interactive worksheet by dotuyetnhung82 live worksheets.com Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Tuần 1: Việt Nam - Tổ Quốc em Thư gửi các học sinh Việt Nam thân yêu Quang cảnh làng mạc ngày mùa Hoàng hôn trên sông Hương Nắng trưa Cá hồi vượt thác Buổi sớm trên cánh đồng Tuần 2: Việt Nam - Tổ Quốc em Nghìn năm văn hiến Lương Ngọc Quy

Có công mài sắt, có ngày nên kim - Bài đọc - Lớp 2

Có công mài sắt, có ngày nên kim 1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi: - Bà ơi, bà làm gì thế? Bà cụ trả lời: - Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên: - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải: - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. 4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. TRUYỆN NGỤ NGÔN - Ngáp ngắn ngáp dài: ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán nản. - Nắn nót: (viết hoặc làm) cẩn thận, tỉ mỉ. - Nguệch ngoạc: (viết hoặc vẽ) không cẩn thận. - Mải miết : chăm chú l

Lớp 3 - Bài thơ - Mưa - Tuần 34

Cùng Tiến - Tức cảnh đọc thơ - Em thì thơ thẩn đọc thơ :) Các bạn nghe và đọc theo nhé. Các em đăng ký và chia sẻ kênh để nhận thông báo videos mới nhé. Mưa Mây đen lũ lượt Kéo về chiều nay Mặt trời lật đật Chui vào trong mây. Chớp đông chớp tây Rồi mưa nặng hạt Cây lá xòe tay Hứng làn nước mát. Gió reo gió hát Giọng trầm giọng cao Chớp dồn tiếng sấm Chạy trong mưa rào. Bà xỏ kim khâu Chị ngồi đọc sách Mẹ làm bánh khoai. Lửa reo tí tách. Chỉ thương bác ếch Lặn lội trong mưa Xem từng cụm lúa Phất cờ lên chưa. TRẦN TÂM - Lũ lượt : nối tiếp nhau, không ngớt. - Lật đật : có dáng vội vã, vất vả. #Lớp3 #Mưa #7T7 Tuần 33: Bầu trời và mặt đất Cóc kiện trời Mặt trời xanh của tôi Quà của đồng nội Tuần 34: Bầu trời và mặt đất Sự tích chú Cuội cung trăng Mưa Trên con tàu vũ trụ Tuần 35: Ôn tập học kì 2 Nghệ nhân Bát Tràng Cua càng thổi xôi Sao Mai Cây gạo

Ông trời bật lửa - Bài Thơ - Lớp 3 - Tuần 21

7t7 Seventy seven - Học nữa học mãi Các bạn bấm like và đăng ký để kênh ra thêm videos mới nhé. Ông trời bật lửa - Bài Thơ - Lớp 3 Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào, mưa ơi ! Mưa ! Mưa xuống thật rồi ! Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc. Chớp bỗng loè chói mắt Soi sáng khắp ruộng vườn Ơ ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông. ĐỖ XUÂN THANH Tuần 20: Bảo vệ tổ quốc Ở lại với chiến khu Chú ở bên Bác Hồ Trên đường mòn Hồ Chí Minh Tuần 21: Sáng tạo Ông tổ nghề thêu Bàn tay cô giáo Người trí thức yêu nước Ông trời bật lửa Tuần 22: Sáng tạo Nhà bác học và bà cụ Cái cầu Chiếc máy bơm Một nhà thông thái

Đọc truyện - Đi cứu hộ cùng chú lính cứu hoả

Đi cứu hộ cùng chú lính cứu hoả Chú lính cứu hoả Paul luôn phải thường trực sẵn sàng, ngày cũng như đêm. Vừa có một cuộc gọi cấp cứu, và rất mau lẹ, chú Paul bận bộ đồ bảo hộ vào. Không chậm trễ một giây, chú Paul trượt theo cột sắt, tụt thẳng xuống ga-ra xe. Bạn có thấy các chú nhanh như chớp không! Xe cứu hoả đã túc trực sẵn sàng, nó được phóng liền ra trong chớp mắt. Những gì ẩn giấu đằng sau cánh cửa kia nhỉ? Ối chà, cái vòi rồng này nặng thật! Hai người cùng kéo thì quả có nhẹ hơn, chú Paul tích cực hỗ trợ đồng nghiệp phun nước dập lửa. Khói rất nguy hiểm đấy! May thay, chú lính cứu hoả Paul đã có mặt nạ phòng khói, mặt nạ bảo vệ chú trước mọi khí độc. Ôi, có một vụ tai nạn! Và chú lính cứu hoả cũng giúp sức ngay. Nhờ chiếc xe cẩu lừng lững, họ lôi chiếc ô tô lên khỏi hào sâu. Bạn mở miếng lật lên xem chiếc xe con sẽ thế nào. Có một vụ hoả hoạn trên tàu thuỷ! Lúc này, thuyền cứu sinh vào cuộc. Chú lính cứu hoả Paul đứng ở mũi thuyền, sẵn sàng bên họng phun nước để

Rừng cây trong nắng - Lớp 3 - Tuần 18 - Trang 148 - Tiếng Việt 3 tập 1 -...

Rừng cây trong nắng Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Theo ĐOÀN GIỎI #RừngCâyTrongNắng #Lớp3 #7T7 Tuần 17: Thành thị và nông thôn Mồ Côi xử kiện Vầng trăng của em Anh Đom Đóm Âm thanh thành phố Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1 Rừng cây trong nắng Đường vào bản Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Tuần 19: Bảo vệ tổ quốc Hai Bà Trưng Bộ đội về làng

Nắng trưa - Lớp 5 - Tuần 1 - Bài 4 - Trang 12

Nắng trưa Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời... Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi ! Theo BẰNG SƠN #NắngTrưa #Lớp5

Rừng trưa - Lớp 5 - Tuần 2 - Trang 21

Rừng trưa Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ. Theo ĐOÀN GIỎI Trảng : khoảng đất rộng giữa rừng hoặc giữa hai khu